Hệ thống chống bó cứng phanh (Anti-lock Braking Systems)
Phát triển: từ năm 1940 đến năm 1950. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System) là một phần tổng thể của hệ thống hãm ESC của xe hơi đã được sử dụng trong nhiều năm.
Đây là cơ cấu an toàn quan trọng nhằm giảm tốc độ hay dừng xe trong trường hợp cần thiết và là một trong những bộ phận chính của ô tô, quyết định việc điều khiển ô tô lưu thông trên đường. Khi cần phanh gấp, hệ thống chống bó cứng ABS sẽ làm thay đổi lực phanh biến thiên làm cho bánh xe quay chậm lại.
Hệ thống ABS đã từng được con người sử dụng cho máy bay từ năm 1930, nhằm giúp máy bay dừng lại trên mặt đất, nhưng ngày nay nó được dùng nhiều trong kỹ thuật sản xuất ô tô và các phương tiện giao thông đường bộ.
Công nghệ sợi carbon
Phát triển đầu năm 1960. Thuật ngữ polymer tăng cường sợi carbon là để nói về loại vật liệu có độ bền cao được dùng để sản xuất các dụng cụ thể thao, như vợt cầu lông, tennis cho đến xe đạp đua và sau này được dùng để sản xuất một số chi tiết cho các loại xe ô tô đua, như xe Chevrolet Corrette. Tuy nhiên, do giá thành cao hơn sắt thép nên sản xuất xe đi từ vật liệu còn ít.
Theo dự báo của ngành công nghiệp xe hơi thì trong vòng 5 đến 10 năm nữa khi nhiên liệu được quản lý theo đúng tiêu chuẩn thì loại vật liệu trên sẽ thịnh hành và thay cho các kim loại truyền thống nhằm cho ra đời các loại xe đời mới siêu nhẹ và hiệu quả về mặt sử dụng năng lượng, đáp ứng tốt hơn thị hiếu thẩm mỹ của con người.
Công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời
Mặc dù công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời (Solar Panel) không phải là mới và dùng cho ngành hàng không vũ trụ nhưng nó lại được ứng dụng rất thành công cho lĩnh vực này từ những năm 50 thế kỷ trước và ngày nay đang có chiều hướng phát triển mạnh.
Các Panels mặt trời chính là những mui trần của xe, có nhiệm vụ gom ánh nắng mặt trời sau đó sản xuất năng lượng để cung cấp ngay cho xe. Tiên phong đi đầu dùng công nghệ này là xe Prius của hãng Toyta vừa tung ra năm 2010 và xe lai thể thao Fisker Karma dự kiến sẽ ra đời vào cuối năm 2011.
Phần lớn năng lượng sản xuất từ các tấm panel nói trên là để dùng cho các quạt nhỏ làm mát máy bên trong động cơ khi xe dừng, đồng thời bổ sung năng lượng giúp xe chạy mà không cần đến năng lượng truyền thống.
Công nghệ hiển thị trên kính lái ô tô
Phát triển: cuối năm 1950 ở Nga. Công nghệ hiển thị mới trên ô tô HUD (Heads-Up Display) hay còn gọi là giao diện HUD hoặc giao diện game đã từng được dùng cho các loại máy bay hiện đại như Sukhoi SU30 hay SU35.
Nguyên lý làm việc của HUD là hiển thị tốc độ, hướng chuyển động, thông số máy móc cũng như những cảnh báo lên trước mặt người lái, giúp người lái tiếp cận dễ dàng, tăng độ tập trung khi điều khiển thông qua các nút điều khiển ngay trên mép vô lăng giống như trên các thiết bị điện tử dân dụng.
Công nghệ HUD đã được hãng GM đưa vào sử dụng năm 1980 nhưng còn hạn chế, chủ yếu là dùng cho ô tô khi hoạt động ban đêm. Dự kiến đến năm 2018 công nghệ này sẽ được các hãng ô tô cải tiến và lắp cho các thế hệ xe hơi đời mới.
Công nghệ đèn Laser
Phát triển năm 1960, hai hãng xe Đức là BMW và Audi đang cố gắng để đưa công nghệ đèn pha laser lên hàng loạt các mẫu xe thương mại, và tin tưởng nó tốt gấp 1.000 lần so với đèn LED, trong khi kích thước cũng tương tự.
Nhưng tia laser nổi tiếng nguy hiểm khi có thể đốt cháy mọi thứ đi qua đường chiếu sáng của nó, vậy liệu có thể dùng tia này cho bóng đèn? Câu trả lời là có, vì laser chỉ sử dụng cho một phần đầu của quá trình tạo ánh sáng.
Như BMW giải thích, họ sử dụng ba tia laser màu xanh ở phía sau cụm đèn pha, ba tia này bắn vào tập hợp các gương nhỏ xíu để tập trung năng lượng vào một ống kính nhỏ có chứa chất phốt pho vàng. Loại chất này tiếp xúc với tia laser tạo ra ánh sáng tươi trắng và cho phản chiếu thẳng ra phía trước. Vì thế, loại ánh sáng mà người nhìn thấy là ánh sáng của phốt pho chứ không phải tia laser.
Công nghệ Night Vision - hỗ trợ nhìn đêm
Phát triển từ trong chiến tranh ở Việt Nam, công nghệ hỗ trợ tầm nhìn ban đêm (Night Vision) không ngừng được cải tiến và trở thành yếu tố hút khách của nhiều mẫu xe sang hiện đại. Hệ thống Night Vision được lắp đặt lần đầu tiên trên chiếcCadillac DeVille 2000, sau đó được các hãng xe danh tiếng như Toyota, BMW và Mercedez trang bị trên nhiều dòng xe để bán ra thị trường.
Thế hệ đầu tiên của hệ thống Night vision sử dụng tia hồng ngoại để dò tìm người và động vật có thân nhiệt. Ở các phiên bản nâng cấp, một số hãng xe như BMW kết hợp công nghệ tia hồng ngoại với các cảm biến thân nhiệt và camera ở đầu xe nhằm tăng khả năng phát hiện chướng ngại vật trên đường di chuyển. Bên cạnh đó, tầm quan sát của Night Vision cũng được mở rộng từ 300m lên đến 500m.
Hệ thống định vị GPS
Phát triển từ những năm 1955. Đó là một hệ thống bao gồm 2 dạng cảm biến khác nhau: một radar bước sóng milimét nằm phía sau lưới tản nhiệt và một camera gắn bên trong và ở phía góc trên kính chắn gió.
Đặc điểm được ví như người hùng của hệ thống này là cơ cấu lái giảm thiểu nguy cơ va chạm với người đi bộ. Hệ thống sử dụng radar và camera để phát hiện người đi bộ và vạch kẻ đường, đồng thời có thể tự đánh lái một cách an toàn tránh xa khỏi người đi bộ nếu dự đoán được nguy cơ va chạm. Cùng lúc, hệ thống cũng phát âm thanh và hình ảnh cảnh báo tới tài xế trước khi giành lấy quyền điều khiển vô-lăng.
Hệ thống dẫn động 4 bánh 4x4s
Loại xe này được tao rạ để đi trên các địa hình phức tạp so với đường đô thị.Tất cả các xe quân đội (Hummer, Jeep, UAZ-469) đều là xe 2 cầu. Một số nhãn hiệu xe 2 cầu nổi tiếng là Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero, Range Rover, Land Rover Defender.Mazda BT50.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét